Bỏ Túi 4 Nguyên Tắc Thiết Kế Không Gian Sống Tối Giản

Cuộc sống ngày càng có quá nhiều điều bộn bề khiến phải suy nghĩ thì chúng ta lại có xu hướng tìm những điều đơn giản, không cầu kỳ bao gồm cả lối sống, ăn uống đến kiến trúc, hội họa, âm nhạc,…. Và đặc biệt, với phong cách thiết kế không gian sống tối giản sẽ giúp bạn có một môi trường sống thoải mái và thư giãn sau ngày dài lao động mệt mỏi.

Cùng Propzy khám phá 4 nguyên tắc thiết kế không gian sống tối giản ngay bên dưới nhé!

Nguyên tắc thiết kế không gian sống tối giản

Nguyên tắc thiết kế không gian sống tối giản

Việc được sở hữu một căn nhà với diện tích rộng rãi đang trở thành vấn đề lớn đối với ai hiện đang sinh sống, làm việc ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh giá nhà đất ngày càng một tăng cao, thì với một mức thu nhập hạn chế, việc thiết kế nội thất vừa đơn giản, tinh gọn, mà vẫn đầy đủ tiện nghi cần thiết được rất nhiều người quan tâm . Vì nội thất nếu càng đơn giản, không gian để thư giãn và nghỉ ngơi càng được mở rộng, đó chính là yếu tố mà phong cách thiết kế nhà tối giản hướng đến.

Nguyên tắc thiết kế nhà tối giản

Nguyên tắc thiết kế nhà tối giản

Phong cách tối giản hay còn được gọi là Minimalism, Minimalism xuất phát từ  phong trào nghệ thuật phương Tây sau Chiến tranh thế giới thứ 2 và ngày càng được lan tỏa và phát triển mạnh vào những năm 1960 và năm 1970 của thế kỷ XX. Phong cách tối giản được đặc trưng lớn bởi sự đơn giản, tối giản đến hết mức có thể và loại bỏ những thứ phức tạp, rườm rà. 

Chung quy, Minimalism là một phong cách thể hiện những xu hướng nghệ thuật đầy đa dạng, nhất là trong nghệ thuật về thị giác với các tác phẩm được thể hiện tối giản về những yêu cầu thiết yếu nhất của nó.

4 nguyên tắc thiết kế không gian sống tối giản bạn nên nắm rõ như sau:

Nguyên tắc 1: “Less Is More” – Ít mà nhiều!

Đầu tiên, một trong những nguyên tắc cơ bản của phong cách thiết kế không gian sống tối giản đó chính là “ít là nhiều”, còn được gọi là “less is more”. Nguyên tắc này yêu cầu về việc hạn chế tối đa nhất có thể những món đồ nội thất không cần dùng đến, để tiết kiệm diện tích không gian sống, tạo sự được thoáng mát, rộng rãi cho ngôi nhà như máy mát-xa toàn thân, ghế bành, xe đạp thể hình,…. khi mà bạn ít sử dụng nhưng vẫn trưng bày trong không gian nhà. Tuy nhiên, việc thiết kế tối giản vẫn phải đáp ứng được đầy đủ những tiện nghi cần thiết, đảm bảo sinh hoạt hằng ngày cho bạn và gia đình.

Phong cách thiết kế không gian sống tối giản với tiêu chí “Less Is More”

Phong cách thiết kế không gian sống tối giản với tiêu chí “Less Is More”

Nguyên tắc 2: Nguyên tắc màu sắc 6-3-1

Bên cạnh việc hạn chế các món đồ nội thất không cần dùng đến hoặc rất ít khi sử dụng thì việc hạn chế màu sắc trong thiết kế nhà cũng là một trong bốn nguyên tắc thiết kế phong cách tối giản. Bạn không nên lạm dụng quá nhiều màu sắc trong một không gian, mà chỉ tối đa là bốn màu thường dùng để tạo ấn tượng cho người nhìn. Vì khi bạn nhìn vào một không gian nào đó thì điều đầu tiên ấn tượng đối với thị giác của bạn đó chính là màu sắc.

Bạn có thể nhận ra được những nét đặc trưng trong phong cách mà gia chủ đang theo đuổi khi nhìn phong cách thiết kế. Ví dụ như phong cách Á Đông đậm nét Việt Nam sẽ áp dụng màu sắc đỏ và vàng là chủ yếu, với phong cách tân cổ điển mang tính sang trọng thì sẽ áp dụng sắc màu vàng ánh kim, trắng,…Hiện nay, phong cách thiết kế tối giản hướng tới việc chỉ dùng 2 màu sắc trong một không gian, chủ yếu là màu trắng, màu xám hoặc đen. 

Nguyên tắc 6 – 3 – 1 hiện nay được phân chia theo cấp độ màu sắc 60% màu sắc chủ đạo, 30% màu cấp 2 và 10% màu nhấn. Màu sắc chủ đạo trong một không gian nhà được áp dụng ở các mảng lớn  như vách, trần, tường. Còn màu cấp 2 thì ở những khoảng không gian còn lại. Việc áp dụng màu sắc như trên cũng góp phần cho không gian sống của bạn và gia đình thêm thoáng rộng và sạch sẽ.

Phong cách thiết kế không gian sống tối giản nguyên tắc màu sắc 6 - 3 -1

Phong cách thiết kế không gian sống tối giản nguyên tắc màu sắc 6 – 3 -1

Nguyên tắc 3: Tối giản không gian nội thất

Nguyên tắc thứ 3 trong 4 nguyên tắc phong cách thiết kế nhà ở tối giản đó chính là phải đơn giản hóa các đồ nội thất, được tích hợp nhiều chức năng của những thiết bị thông minh vào cùng một sản phẩm nhưng vẫn phải đảm bảo đáp ứng được đầy đủ tiện nghi mà một ngôi nhà cần có. Các đồ dùng nội thất hàng ngày như tivi, tủ đồ, bàn ghế,…luôn được hạn chế tới mức tối đa trong thiết kế nhà ở. Những món đồ nội thất mang phong cách Minimalist luôn có hình dạng hài hòa và đơn giản và vô cùng hiện đại nhằm tối giản cho ngôi nhà, giúp không gian sống trở tinh tế và ấn tượng.

Tối giản không gian nội thất với vật dụng đa năng

Tối giản không gian nội thất với vật dụng đa năng

Nguyên tắc 4: Hiệu ứng ánh sáng

Ánh sáng được xem là một trong những thứ vũ khí quan trọng trong bất kỳ một không gian nào, ánh sáng giúp những món đồ nội thất đẹp và cải thiện diện tích không gian nhà bạn. Có thể nói, mỗi loại ánh sáng đều có những tác dụng thẩm mỹ khác nhau, bạn nên khai thác triệt để.

Ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng nhân tạo đều được xem là vũ khí vô cùng quan trọng trong việc thiết kế không gian tối giản vì thông qua ánh sáng ấy sẽ giúp cho những món đồ trong căn nhà trở nên lung linh hơn  và mỗi màu sắc ánh sáng khác nhau sẽ tạo những điểm nhấn riêng cho một không gian nhất định.

Thiết kế không gian thoáng đãng để đón nhiều ánh sáng tự nhiên

Thiết kế không gian thoáng đãng để đón nhiều ánh sáng tự nhiên

Đối với ánh sáng tự nhiên, bạn nên tận dụng cho việc thiết kế ô cửa kính giúp đón ánh sáng tốt nhất, ngoài ra ánh sáng có thể chiếu rọi qua bình phong, rèm cửa. Với lối phong cách thiết kế sống tối giản như này có tác dụng về mặt thẩm mỹ trong kiến trúc, ngoài ra ánh sáng tự nhiên mang đến sức khỏe tốt cho bạn, tạo không gian sống xanh vô vùng thông thoáng, trong trẻo.

Trên đây là bốn nguyên tắc thiết kế không gian sống tối giản mà Propzy mang đến cho bạn. Với mong muốn những thông tin hữu ích bên trên sẽ giúp bạn có thêm nguồn tham khảo để có cho mình một không gian sống thoải mái, ấm cúng với lối thiết kế không gian sống tối giản.

Đừng bỏ qua những ngôi nhà có thiết kế đ

Compare listings

So sánh