NGƯỜI THUÊ & CHỦ NHÀ đang thương lượng hợp đồng như thế nào? Dịch COVID-19 có được coi là sự kiện bất khả kháng?

Có quyền đòi lại số tiền cọc thuê nhà được không? 

Để trả lời câu hỏi “có được trả cọc hay không, thì xem lại kỹ hợp đồng”. Trong trường hợp nếu người đi thuê nhà có ghi trong hợp đồng là: “Trong trường hợp bất khả kháng xảy ra thì được hoàn lại tiền cọc” thì có quyền đi đòi lại.

Trong trường hợp hợp đồng không ghi, chỉ có cách dùng tình nghĩa, thuyết phục làm sao để chủ nhà thấu hiểu, chia sẻ khó khăn để họ trả lại tiền, chứ không thể đường đường chính chính dùng hợp đồng xử lý.

“Được miễn trừ tiền thuê bao nhiêu”? 

“Trong trường hợp bất khả kháng xảy ra, thì các bên sẽ áp dụng bất khả kháng, được miễn trừ trách nhiệm…”

Bất khả kháng theo quy định chung, tại điều 351 của bộ luật Dân sự có nêu rõ trong trường hợp xảy ra bất khả kháng thì bên vi phạm được miễn trừ trách nhiệm. Nhưng tuy nhiên, được miễn trừ bao nhiêu, được miễn trừ trong trường hợp nào thì lại quy định cụ thể trong hợp đồng các bên.

Hướng dẫn kinh nghiệm làm hợp đồng thuê nhà

Để phòng ngừa tất cả rủi ro có thể xảy ra đối với các bên thì cần phải có những quy định cụ thể các trường hợp bất khả kháng. Trong đó bao gồm các quy định:

1.Như thế nào là bất khả kháng…; cần liệt kê một số sự kiện bất khả kháng điển hình mà trong đó chúng ta không quên đưa trường hợp dịch bệnh nói chung là sự kiện bất khả kháng, và thêm một câu “Và những sự kiện khác có đầy đủ tính chất giống sự kiện bất khả kháng như trên”. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, các bên phải áp dụng các biện pháp là thông báo cho nhau, kể cả lường trước hậu quả xảy ra.

2. Chứng minh thế nào là sự kiện bất khả kháng mà chúng ta đã áp dụng để xin miễn trừ trách nhiệm.

3. Đưa ra các biện pháp cần thiết để giảm thiểu và khắc phục hậu quả.

Đó là một trong những căn cứ mà chúng ta phải quy định rõ trong hợp đồng. Bởi khi pháp luật không quy định chung thì chính trong từng trường hợp làm hợp đồng, từng giao dịch cụ thể…, phải cụ thể hóa vấn đề đó. Điều này phòng khi xảy ra những trường hợp ngoài ý muốn thì chúng ta có căn cứ để áp dụng, tránh những trường hợp khi tranh chấp xảy ra về sau.

Vì sao môi giới chuyên nghiệp giúp người đi thuê tránh được nhiều rủi ro?

Hiện nay, phần lớn giữa người đi thuê và cho thuê đều thông qua môi giới. Tuy nhiên, về phía người thuê nhà, chị M.T ở quận 12, cũng chia sẻ khó khăn khi chọn môi giới:

“Thị trường môi giới rất nhiều, biết đâu là người uy tín? Khi gặp môi giới bất kì, không biết được họ có kinh nghiệm bao lâu, trải qua nhiều sự việc đó hay chưa, hoặc trên hợp đồng cho thuê đã được bên bộ phận Pháp lý kiểm tra xem hợp đồng này có giá trị như nào”. 

Một môi giới thực sự chuyên nghiệp là họ có đầy đủ về mặt pháp lý, có thể tư vấn được cho chủ nhà và người thuê ngay tại thời điểm hiện tại. Họ cung cấp được “combo” cho khách hàng, khi vừa là môi giới, vừa hỗ trợ các giai đoạn phía sau như về pháp lý.

Với người môi giới chuyên nghiệp, hầu như họ sẽ có kinh nghiệm trong quá khứ. Họ đã trải qua nhiều sự việc và có kĩ năng dự trù tình huống bất ngờ xảy ra… Đồng nghĩa, người môi giới sẽ tư vấn một cách kỹ càng hơn và liệt kê ra những rủi ro nhất định có thể xảy ra trong tương lai.

Để tránh được các nguy cơ thiếu an toàn và tiết kiệm thời gian, chi phí đền bù….phương án tốt nhất dành cho những người thuê nhà hoặc chủ nhà là hãy tìm một môi giới thật sự chuyên nghiệp khi giao dịch hiện nay.

Anh Lê Tấn Vĩnh – Trưởng phòng tại PROPZY – công ty được thành lập từ 2015 và không ngừng đổi mới phát triển cho đến nay. PROPZY dần trở nên quen thuộc với hình ảnh Dịch vụ môi giới Bất Động Sản (BĐS) chuẩn 5 sao đầu tiên tại Việt Nam. 

Chia sẻ về điều này, Anh Lê Tấn Vĩnh – Trưởng phòng tại PROPZY cho biết: “Với mỗi chuyên viên BĐS khi vào làm tại PROPZY, đều được đào tạo bài bản trước khi chính thức được khi đi gặp khách hàng. Họ trải qua các kỳ thi để hiểu về pháp lý, nắm rõ những trường hợp nào có khả năng xảy ra trong tương lai. Đó là một trong những quyền lợi bảo vệ được cho khách hàng khi giao dịch ở PROPZY”.

Compare listings

So sánh